Admin. 12:30:15 01-03-2018 (GMT+7) -- Lượt xem: 1315.
Kích cỡ chữ:
Lễ Tưởng Niệm lần Thứ 63 (1954 – 2017) Tổ Sư Minh Đăng Quang Vắng Bóng Tại TX Ngọc Quang
Sáng nay, ngày 28 tháng Giêng năm Đinh Dậu (nhằm ngày 24/02/2017) hòa trong không gian trầm buồn của ngày Đức Tổ sư vắng bóng, chư Tăng, Ni và Phật tử trong tông môn Khất sĩ tại tỉnh Đăk Lăk đã thành kính làm lễ tưởng niệm lần thứ 63 đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng.
CHƯƠNG TRÌNH LỄ TƯỞNG NIỆM
A. Nghi thức hành chánh:
Quang lâm chứng minh lễ tưởng niệm hôm nay chúng con xin cung kính giới thiệu: HT. Thích Giác Chí, Ủy viên HĐTS – Phó Thường Trực BTS GHPGVN tỉnh DakLak, Viện chủ Tịnh Xá Ngọc Thạnh; HT. Thích Giác Phương, Chứng minh Giáo Đoàn III Khất Sĩ, Trụ trì TX Ngọc Quang; TT Thích Giác Tiến, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký BTS PG tỉnh; ĐĐ Thích Giác Phổ, Phó Ban Hoằng Pháp tỉnh; Về Chư Tôn Đức, Ni có: Ni sư Lãnh Liên, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Chơn; Ni sư Chính Liên, TX Ngọc Hương; Cùng Chư Tôn Đức, Tăng Ni của 26 Ngôi Tịnh Xá, Tịnh Thất thuộc hệ Phái Khất Sĩ tỉnh Đăk Lăk, với trên 300 Phật tử các giới về dự lễ tưởng niệm.
Sau phần nghi thức lễ, HT Thích Giác Phương, Chứng minh Giáo Đoàn III Khất Sĩ, Trụ trì TX Ngọc Quang đọc diễn văn khai lễ: "Hằng Năm, Cứ đến ngày 28 tháng giêng (âm lịch), toàn thể Tăng Ni, Phật tử Hệ Phái Khuất Sĩ tỉnh Đăk Lăk đồng nhất tâm hướng về Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, người khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, để bày tỏlòng tri ân và ôn lại cuộc đời đạo nghiệp của Ngài.
Lễ tưởng niệm 63 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, cũng là dịp để Chư Tăng, Ni và những người con Phật vùng cao nguyên có dịp gặp gỡ, trao đổi những kinh nghiệm tu tập, chiêm nghiệm, tìm hiểu thêm về cuộc đời và giáo Pháp của Tổ sư, người đã đại diện cho ý chí vươn lên đi tìm lại con đường hành đạo của Phật tăng xưa, người đã dựng lại hình ảnh hoằng dương hóa độ của Phật ngày nào. Hình ảnh một vị Sư ngày ngày khất thực khắp các thôn làng từ miền quê thành thị đã để lại cho hậu thế sự nghiệp hành đạo sáng ngời, kết hợp hài hòa giữa hai truyền thống Nam Bắc tông Phật giáo lập nên một tông phái mang tính biệt truyền “Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”. Trãi qua mười năm hành đạo hóa duyên 1944 – 1954, đức Ngài đã hiện hữu trong hình bóng trang nghiêm của một sứ giả Như Lai hoằng truyền giáo pháp, thành lập đọa tràng, tiếp tăng độ chúng.
Đầu tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954, đức Ngài đã ra đi biền biệt từ đó. Những vị đệ tử của Ngài đã tiếp nối hạnh nguyện độ sanh, đem giáo pháp Khuất Sĩ gieo trồng trên mãnh đất cao nguyên này. Đến nay, hạt giống Khuất Sĩ trên vùng đất đỏ bazan này đã đơm hoa kết trái, thành lập hơn 20 ngôi tịnh xá, gần 100 Tăng, Ni tiếp nối hạnh nguyện của Tổ Thầy, hàng ngàn Phật tử quy nương tựa tu tập..."
TT Thích Giác Tiến, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký BTS PG tỉnh cung tuyên tiểu sử Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang: "Tổ Sư MINH ĐĂNG QUANG, thế danh Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh ra đời lúc 10 giờ tối ngày Tân Tỵ 26 tháng 09 năm Quý Hợi 1923 tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long miền Nam – Việt Nam...Thuở nhỏ tuy sinh trưởng và lớn lên ở một làng vùng quê nhưng Ngài có trí thông minh khác hơn những trẻ cùng thời. Phong cách đi, đứng, ăn, mặc, nói làm. . . đều thể hiện đức tính trang nghiêm điềm đạm hơn chúng bạn. Chính nhờ vậy mà ngay từ lúc còn niên thiếu Ngài được thân phụ rất yêu quý và mọi người chung quanh đều một lòng thương mến. Đến tuổi cắp sách vào trường, Ngài luôn chăm chỉ học hành, bài vở thầy dạy đến đâu Ngài thông suốt đến đó và mỗi năm mỗi tiến phát...Với tinh thần hướng thượng sẵn có, nhiều lần Ngài xin phép với thân phụ được xuất gia tầm chân lý. Thân phụ vì quá thương con nên không đành để Ngài ra đi một mình một bóng đến xứ lạ quê người hoặc nơi núi rừng cô tịch, hang động hiểm nguy khi tuổi đời còn niên thiếu, nên cụ ông nhất định cản ngăn. Thấy việc trình xin xuất gia không kết quả vì tình phụ tử quá thiêng liêng, nhưng cũng không vì sự luyến ái đó mà Ngài bỏ dở chí đăng sơn. Qua nhiều đêm suy nghĩ Ngài tự nhủ không thể tầm thường như bao người trong trần tục để kiếp phù sinh cứ mãi lăn xoay trong vòng sanh, già, bịnh, chết. . . Cuối cùng Ngài quyết tâm dõng mãnh cất bước ra đi, cắt đứt tình thân:
Thôi thì thôi, thế thôi thì,
Vẹn nguyền, xin chịu lỗi nghì với cha.
Thiếu niên ngày nọ lìa nhà,
Vượt biên giới Việt – Miên xa dặm ngàn.
Lên non tìm động hoa vàng,
Tầm sư học đạo chốn Nam Vang thành...."
Phật tử dâng hoa cúng dường:
Niệm Hương tưởng niệm:
Nhạc lễ " Ân đức minh sư"
HT Thích Giác Chí, Ủy viên HĐTS – Phó Thường Trực BTS GHPGVN tỉnh DakLak ban Đạo từ chứng minh:
Cư sĩ Tạ Nam Trân, Trưởng Ban TTTT PG tỉnh thay mặt Ban Tổ Chức đọc Lời cảm tạ:
Một số hình ảnh trong lễ tưởng niệm:
A. Nghi thức hành chánh:
- Niệm Phật cầu gia hộ
- Tuyên bố lý do
- Giới thiệu thành phần tham dự
- Lời khai lễ
- Cung tuyên tiểu sử Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang
- Phật tử dâng hoa cúng dường
- Niệm hương tưởng niệm
- Tụng kinh “ Tán tụng công đức Giáo chủ”
- Nhạc lễ “ Ân đức minh sư”
- Đạo từ chứng minh
- Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức
- Hồi hướng – Lễ tất
Quang lâm chứng minh lễ tưởng niệm hôm nay chúng con xin cung kính giới thiệu: HT. Thích Giác Chí, Ủy viên HĐTS – Phó Thường Trực BTS GHPGVN tỉnh DakLak, Viện chủ Tịnh Xá Ngọc Thạnh; HT. Thích Giác Phương, Chứng minh Giáo Đoàn III Khất Sĩ, Trụ trì TX Ngọc Quang; TT Thích Giác Tiến, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký BTS PG tỉnh; ĐĐ Thích Giác Phổ, Phó Ban Hoằng Pháp tỉnh; Về Chư Tôn Đức, Ni có: Ni sư Lãnh Liên, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Chơn; Ni sư Chính Liên, TX Ngọc Hương; Cùng Chư Tôn Đức, Tăng Ni của 26 Ngôi Tịnh Xá, Tịnh Thất thuộc hệ Phái Khất Sĩ tỉnh Đăk Lăk, với trên 300 Phật tử các giới về dự lễ tưởng niệm.
Sau phần nghi thức lễ, HT Thích Giác Phương, Chứng minh Giáo Đoàn III Khất Sĩ, Trụ trì TX Ngọc Quang đọc diễn văn khai lễ: "Hằng Năm, Cứ đến ngày 28 tháng giêng (âm lịch), toàn thể Tăng Ni, Phật tử Hệ Phái Khuất Sĩ tỉnh Đăk Lăk đồng nhất tâm hướng về Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, người khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, để bày tỏlòng tri ân và ôn lại cuộc đời đạo nghiệp của Ngài.
Lễ tưởng niệm 63 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, cũng là dịp để Chư Tăng, Ni và những người con Phật vùng cao nguyên có dịp gặp gỡ, trao đổi những kinh nghiệm tu tập, chiêm nghiệm, tìm hiểu thêm về cuộc đời và giáo Pháp của Tổ sư, người đã đại diện cho ý chí vươn lên đi tìm lại con đường hành đạo của Phật tăng xưa, người đã dựng lại hình ảnh hoằng dương hóa độ của Phật ngày nào. Hình ảnh một vị Sư ngày ngày khất thực khắp các thôn làng từ miền quê thành thị đã để lại cho hậu thế sự nghiệp hành đạo sáng ngời, kết hợp hài hòa giữa hai truyền thống Nam Bắc tông Phật giáo lập nên một tông phái mang tính biệt truyền “Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”. Trãi qua mười năm hành đạo hóa duyên 1944 – 1954, đức Ngài đã hiện hữu trong hình bóng trang nghiêm của một sứ giả Như Lai hoằng truyền giáo pháp, thành lập đọa tràng, tiếp tăng độ chúng.
Đầu tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954, đức Ngài đã ra đi biền biệt từ đó. Những vị đệ tử của Ngài đã tiếp nối hạnh nguyện độ sanh, đem giáo pháp Khuất Sĩ gieo trồng trên mãnh đất cao nguyên này. Đến nay, hạt giống Khuất Sĩ trên vùng đất đỏ bazan này đã đơm hoa kết trái, thành lập hơn 20 ngôi tịnh xá, gần 100 Tăng, Ni tiếp nối hạnh nguyện của Tổ Thầy, hàng ngàn Phật tử quy nương tựa tu tập..."
TT Thích Giác Tiến, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký BTS PG tỉnh cung tuyên tiểu sử Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang: "Tổ Sư MINH ĐĂNG QUANG, thế danh Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh ra đời lúc 10 giờ tối ngày Tân Tỵ 26 tháng 09 năm Quý Hợi 1923 tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long miền Nam – Việt Nam...Thuở nhỏ tuy sinh trưởng và lớn lên ở một làng vùng quê nhưng Ngài có trí thông minh khác hơn những trẻ cùng thời. Phong cách đi, đứng, ăn, mặc, nói làm. . . đều thể hiện đức tính trang nghiêm điềm đạm hơn chúng bạn. Chính nhờ vậy mà ngay từ lúc còn niên thiếu Ngài được thân phụ rất yêu quý và mọi người chung quanh đều một lòng thương mến. Đến tuổi cắp sách vào trường, Ngài luôn chăm chỉ học hành, bài vở thầy dạy đến đâu Ngài thông suốt đến đó và mỗi năm mỗi tiến phát...Với tinh thần hướng thượng sẵn có, nhiều lần Ngài xin phép với thân phụ được xuất gia tầm chân lý. Thân phụ vì quá thương con nên không đành để Ngài ra đi một mình một bóng đến xứ lạ quê người hoặc nơi núi rừng cô tịch, hang động hiểm nguy khi tuổi đời còn niên thiếu, nên cụ ông nhất định cản ngăn. Thấy việc trình xin xuất gia không kết quả vì tình phụ tử quá thiêng liêng, nhưng cũng không vì sự luyến ái đó mà Ngài bỏ dở chí đăng sơn. Qua nhiều đêm suy nghĩ Ngài tự nhủ không thể tầm thường như bao người trong trần tục để kiếp phù sinh cứ mãi lăn xoay trong vòng sanh, già, bịnh, chết. . . Cuối cùng Ngài quyết tâm dõng mãnh cất bước ra đi, cắt đứt tình thân:
Thôi thì thôi, thế thôi thì,
Vẹn nguyền, xin chịu lỗi nghì với cha.
Thiếu niên ngày nọ lìa nhà,
Vượt biên giới Việt – Miên xa dặm ngàn.
Lên non tìm động hoa vàng,
Tầm sư học đạo chốn Nam Vang thành...."
Phật tử dâng hoa cúng dường:
Niệm Hương tưởng niệm:
Nhạc lễ " Ân đức minh sư"
HT Thích Giác Chí, Ủy viên HĐTS – Phó Thường Trực BTS GHPGVN tỉnh DakLak ban Đạo từ chứng minh:
Cư sĩ Tạ Nam Trân, Trưởng Ban TTTT PG tỉnh thay mặt Ban Tổ Chức đọc Lời cảm tạ:
Một số hình ảnh trong lễ tưởng niệm:
Ban TTTT PG tỉnh Đăk Lăk
Các tin đã đăng: