Minh Đức. 02:16:13 19-11-2018 (GMT+7) -- Lượt xem: 2352.
Kích cỡ chữ:
Lỗi lầm của sự sân hận
Xưa kia, khi đức Phật ở nước Câu-đàm-di, từng xảy ra một sự kiện, lúc đó các thầy vì một việc nhỏ, bị các vị trì luật phán định là phạm tội, nhưng bên đương sự cho mình không vi phạm, vì vậy vị thầy này đi đến biện minh cùng các thầy khác và được sự ủng hộ rất nhiều. Hai bên đều giữ lập trường quan điểm của mình, không bên nào nhường bên nào, cho dù đức Phật khuyên gián họ cũng không nghe và phân chia thành hai nhóm. Tình trạng như vậy trải qua thời gian rất lâu, nên nhà vua và thần dân vốn được nhìn thấy đức Phật và chư Tăng hòa hợp, mọi người đều vui vẻ cúng dường.
Nhưng vì sự tranh chấp của các vị Tỳ-kheo, đức Phật khuyên cũng không nghe lời, nên Ngài rời bỏ đất nước này ra đi, điều đó làm cho mọi người buồn rầu than thở: “Do quý thầy bất hòa mà ảnh hưởng đến chúng tôi không được thân cận và nghe Thế Tôn thuyết pháp”. Họ vô cùng bất mãn nên cùng nhau ước định không cúng dường và nói chuyện với các thầy ấy. Về sau vị thầy này nhận ra sai lầm và hai nhóm Tỳ-kheo xin sám hối với đức Phật, từ đó Tăng đoàn được hòa hợp thanh tịnh.
Trong “Đại Trang Nghiêm Luận Kinh” có ghi chép sự kiện này:
Ba độc tham sân si; duyên vì sân giận mà cho đến đức Phật khuyên dạy mọi người, thì trong đó có người cũng không chấp nhận, vì vậy người có trí tuệ nên đoạn trừ sân giận.
Xưa kia quý thầy ở Câu-đàm-di vì tranh luận nên chia thành hai nhóm, song phương đều cho mình là có lý, nên không ai nhường ai, và tình hình đó kéo dài thời gian rất
lâu. Lúc ấy, đức Phật vì lòng từ bi, hiển hiện thủ tướng luân (một trong tám mươi tướng tốt), để hy vọng là quý thầy hòa hợp trở lại, đức Phật nói một bài kệ, đại ý như sau:
“Quý thầy không nên bất hòa nữa, bất hòa sẽ bại hoại, song phương đều tranh biện phải có bên thắng thua không thể, như vậy thì làm sao mà dứt được, không ngừng tranh luận như thế biết bao giờ dừng. Nếu như vậy thì dễ bị người đời chê cười, chỉ mang lại chuyện vô lợi ích.
Tỳ-kheo vì muốn đạt được lợi ích cao thượng, nên rời bỏ tham ái, xa gia đình vợ con để tìm cầu giải thoát, nên đừng làm những việc không nên làm.
Nên lấy trí tuệ để trói buột chuyển hóa ngạo mạn, nếu như nhân vì họ không thuận theo tâm ý của mình mà nảy sinh tranh chấp, thì chỉ đem lại oán hận và tai hại, có thể nói sân hận là cội nguồn căn bản của oán hận và tai hại.
Nương vào giáo pháp xuất gia, không nên sinh khởi tâm không hòa thuận, nếu như sinh khởi tâm sân giận, thì
giống như trong nước đá tự nhiên xuất hiện ngọn lửa mãnh liệt.
Vốn đã xuất gia, mặc bộ đồ Tăng phục, nên tinh tấn học tập việc lành, thiện lương tịch tịnh, thường tư duy nhu hòa.
Tại sao đã mặc chiếc áo người tu rồi mà còn cau mày đỏ mặt trừng mắc sân hận nữa?
Nên thường suy nghĩ: cạo tóc mặc áo người tu thân hình là người xuất gia, thì tất cả đều buông bỏ, thế tại sao còn tranh chấp không ngừng? Đã biểu hiện là người như vậy thì đoạn trừ tranh chấp mới đúng.”
Lúc ấy, có thầy chắp tay thưa với đức Phật: “Thế Tôn! Mong Người khoan dung tha thứ cho chúng con. Các thầy ấy khinh thường con, thì làm sao con không báo trả được?” Rồi thầy nói kệ tụng, đại ý là:
“Đối phương là những người rất khó điều phục, con đã chấp nhận họ, nhưng ngược lại bị họ khinh khi, con vốn
nghĩ nhẫn nhục khiêm hạ hòa thuận để cho qua, nhưng họ thấy thế càng thêm lửa sân giận.
Trong tâm họ có tâm niệm ác, muốn trách cứ hủy bang con, giống như đem búa rìu mà chặt vào đá vậy. (Nếu như họ là búa rìu, con cũng không dễ gì bị ức hiếp, vì con là tảng đá. Họ muốn chặt cũng không được, chỉ làm cho búa rìu từ bén trở thành cùn hơn thôi, đối phương làm thế thì con sẽ trả đũa lại.”
Lúc ấy đức Thế Tôn như vị cha lành, khuyên các thầy: “người xuất gia nên tinh tấn đoạn trừ sân giận, còn nếu cứ tùy theo sân giận thì đi ngược lại với chân lý do Phật dạy. Sự tổn hại của sân giận quá nhiều!”
Tiếp đến, đức Phật nói một bài kệ giải thích rõ sự sai lầm của sân giận, đại ý là:
“Sân giận như con dao bén, dù cho mối quan hệ thân thiết thâm sâu như thế nào đi nữa, nhưng một khi mình sân giận thì sẽ chặt đứt mối quan hệ đó mà ra đi; người tuân
thủ giới luật và đúng pháp tu tập cũng bị ảnh hưởng.
Người xuất gia mà nổi tâm sân giận là không thích đáng, vì sân hận như gông cùm xiềng xích của người đồ tể, vì nó ràng buột bức bách lo sợ cho đến chết.
Sân giận là chủ nhà của sự khinh thường, vì khi nổi sân giận lên thì người khác xem thường. Sân giận là hạt giống làm cho diện mạo của chúng ta xấu xí. Sận hận cũng là bạn bè với nguyên nhân nói lời thô ác. Sân giận đốt cháy rừng công đức và tiêu hủy chánh niệm.
Sân hận sẽ dẫn đến con đường ác đạo, là cửa ngõ gây đấu tranh và oán hại, là đất tốt nuôi dưỡng ố danh, là cơ sở vốn liếng cấp tốc tăng trưởng tạo ác.
Sân hận cũng dễ bị người khác chê cười, trách mắng, chỉ trích, vì vậy chúng ta nên quan sát sự lỗi lầm của nó.”
Tiếp đến, đức Thế Tôn nói một đoạn kệ tụng:
“Lỗi lầm của sân hận kịch liệt hơn mãnh hổ; như vết thương ác tính khó tiếp cận; như rắng độc.
device
Người hay sân hận khi ngủ nghỉ cũng đau khổ bất an, sân hận làm hủy hoại thanh danh. Người luôn sân hận thì không những việc làm của mình cũng bất tri bất giác nên việc của người khác cũng càng không thể hiểu rõ.
Khi mọi người muốn phân chia các loại lợi ích tài vật thì không có tính người có tâm sân hận, hoặc nơi mà mọi người đang tụ họp vui vẻ, thì cũng không hoan nghênh người có tâm sân hận đến tham dự.
Như vậy các việc được lợi ích, nhưng do vì sân hận nên không đạt được, và người sân hận không được mọi người yêu mến, những việc như thế liệt kê không hết.
Mang trong lòng tâm hổ thẹn hối hận nuối tiếc thì dùng trăm ngàn miệng lưỡi tha thiết trình bày tác hại của sân hận cũng không hết, nên chỉ đại khái đưa ra vài ví dụ thôi.
Nói về nguyên nhân xuất phát từ sự sân hận mà đọa địa ngục thì kể cũng không hết, khởi lên tâm sân hận tạo các ác nghiệp, không những sau này hối hận mà còn lúc nào cũng bất an. Do đó, người có trí tuệ nên đoạn trừ sân giận và đấu tranh.
Lúc này, Như Lai vì các thầy giảng dạy rất nhiều, nhưng họ vẫn không từ bỏ sân hận trong tâm. Do vậy, chư Thiên thiện Thần rất bất mãn, thiện Thần nói tiếp một đoạn kệ, đại ý là:“Nếu như bỏ viên ngọc minh châu vào nơi nước ô nhiễm, thì nước ấy trở thành trong sạch.
Như Lai như viên ngọc minh châu của nhân loại, vì quý thầy Tỳ-kheo, thuận theo căn tính của mọi người, sử dụng các phương pháp khéo léogiảng dạy, nhưng trong tâm của các thầy vẫn đầy nhơ uế không trong sạch được, viên minh châu của đức Phật làm cho chúng sinh thanh tịnh nhưng các thầy này vẫn cam tâm tình nguyện chịu sự ô uế.
Như ánh sáng của mặt trời chiếu soi sáng tỏ mọi nơi,
đức Phật cũng như thế chiếu sáng mọi nơi nhưng các thầy vì tâm ngu si đen tối quá nặng không đạt được ánh sáng ấy.”
Như Lai khiển trách thương xót các thầy Tỳ-kheo như việc sinh tử của chính mình, trong Kinh số 72 “Kinh Trường Thọ Vương Bổn Khởi” thuộc “Trung A Hàm”, nội dung là: ‘nếu như lấy tranh chấp để đoạn trừ tranh chấp, thì vĩnh viễn không bao giờ dứt, chỉ có nhẫn nhịn mới chấm dứt được, nhẫn nhịn như vậy mới là cao quý nhất.’
Nhưng, các thầy vẫn cau mày nhăn nhó tranh biện không dứt, mà còn đối với đức Phật nói: “Thưa Ngài! Người là pháp chủ, nên có những việc không biết! Trước hết Ngài nên đứng im lặng một bên, chúng tôi biết xử lý như thế nào, Người đừng nhúng tay vào nữa.”
Đức Phật nghe xong những lời ấy thất vọng bỏ đi đến ngôi rừng Ba-la cách đó mười hai do tuần, tịnh tọa dưới
gốc cây và tư duy: “Ta hiện tại đã đi xa nhóm Tỳ-kheo Câu-đàm-di thích tranh chấp.”
Lúc này có một con voi chúa cũng vừa rời đàn đến dưới gốc cây, cách chỗ đức Phật không xa và nhắm mắt im lặng, trong tâm khởi lên ý nghĩ: “ta rời xa đàn voi, ta cảm thấy nhẹ nhàng.”
Đức Phật biết được voi chúa nghĩ thế, nên nói một bài kệ: “Ta và ngươi xa rời đám đông để đến nơi yên lặng, muốn ở một mình.” Đức Phật nói xong bài kệ và đi sâu vào thiền định.
Các thầy Tỳ-kheo không nghe lời dạy của đức Phật, khiến cho nhà vua, thần dân v.v.. đều chê trách, không còn cúng dường họ nữa, nên họ sinh tâm hối hận buồn rầu. Lúc ấy không chỉ thiên thần bất mãn, mà còn cả nước mọi người đều biết chuyện tranh chấp không dứt này, đều khởi tâm sân hận, nên cùng nhau chê trách họ. Vì thế, các thầy nói với nhau: “chúng tôi sai rồi, làm thế nào mới có thể
thấy được đức Phật? Bởi vì chúng ta tranh luận không dừng như thế, đức Phật đã rời khỏi chúng ta, chúng ta làm sao đây? Chúng ta nên cùng nhau chắp tay hướng về đức Phật sám hối và cầu mong Ngài tha thứ.”
Các thầy Tỳ-kheo nói đoạn kệ tụng, đại ý là:
“Thế Tôn là đạo sư của ba cõi, chúng con đã làm sai lời dạy của Ngài, lỗi lầm của sự sân hận, luôn nằm ở trong tâm chúng con, như ngọn lửa lớn đốt cháy muôn ngàn công đức.
Kính mong đức Phật từ bi, vì chúng con thuyết pháp. Chúng con hiện tại phát đại nguyện, nhất định cần cầu giải thoát; hiện tại quyết bỏ thân mệnh nhưng không giám làm trái lời Phật dạy nữa.”
Đức Phật biết được ý nghĩ của các thầy nên nói đoạn kệ:
“Dừng lại tham dục, sân hận, không chạy theo phiền não, ta hôm nay nên khởi tâm đại bi, cứu độ chúng sinh
đang bị khổ nạn.
Phàm phu chúng sinh như trẻ con chưa có trí tuệ, nên phạm rất nhiều sai lầm, người có trí tuệ nên nhẫn chịu.
Ví như có người ẵm bồng trẻ em, tuy là bị đại tiểu tiện dơ bẩn, nhưng không vì thế mà bỏ rời trẻ em không chăm sóc.”
Sau khi đức Phật nói bài kệ xong, từ chỗ ngồi có lót cỏ đứng dậy, muốn trở về Tăng phòng, lúc đó chư thiên, long, dạ-xoa, a-tu-la chắp tay hướng về đức Phật và nói bài kệ, đại ý là:
“Thật là khiến người khác phải tán thán ca ngợi! Đức đạo sư đại từ đại bi, các thầy ấy vì phóng dật không hiểu rõ sự việc mà phẫn nộ tranh chấp không dứt, lại mạo phạm đi ngược lại với giáo pháp của Thế Tôn.
Như Lai có tâm đại bi, cho dù chúng sinh như thế, nhưng không sân giận hay chê trách chưa hề bỏ rơi họ, mà còn thương xót dùng nhiều phương pháp như dùng roi,
dây cương, v.v… để điều phục một con ngựa hoang.”
Không lâu, Như Lai trở về Tăng phòng, bởi vì đức Phật có hào quang, nên khi về đến phòng thì tỏa sáng, lúc ấy các Tỳ-kheo biết đức Phật trở về, lập tức đón tiếp cung kinh đảnh lễ và thưa: “chúng con vì sự tranh chấp vô vị mà khởi lên sân hận và bị mọi người xem thường, chúng con phạm tội phá sự hòa hợp của chư Tăng, thành tâm thỉnh đức Thế Tôn thuyết pháp giảng dạy để chúng con trở về với sự hòa hợp thanh tịnh.”
Vì thế, Như Lai giảng dạy pháp lục hòa: Kiến hòa đồng giải (sự hiểu biết của mọi người đều nhất trí trên con đường giải thoát), giới hòa đồng tu (giới luật mọi người cùng tuân thủ), lợi hòa đồng quân (về lợi ích kinh tế mọi người đều hưởng quân bình với nhau), ba điều này là bản chất của sự hòa hợp; ngoài ra sự hòa hợp này phải biểu hiện bằng thân khẩu và ý, cần phải thân hòa đồng trú (mọi người cùng sống chung an lạc), ngữ hòa vô tranh (lời nói
hòa thuận không tranh chấp), “ý hòa đồng duyệt” (mọi người trong tâm đều vui vẻ an lành), đây là biểu hiện của sự hòa hợp. Đức Phật dạy lục hòa kính này để các thầy Tỳ-kheo được thanh tịnh hòa hợp. Nhân đó đức Phật dạy chúng ta đoạn trừ sân giận.
Qua câu chuyện này có một số vấn đề làm cho chúng ta phản tỉnh, khi chúng ta tranh luận vấn đề gì hoặc biện luận về đạo lý thì nên xem lại trong tâm mình có khởi lên sân giận không, đây là điều mới quan trọng. Sân giận có rất nhiều lỗi lầm, chúng ta nên cẩn thận, bởi vì sân giận rất dễ làm cho người khác khinh khi, đưa đến ố danh, rơi vào con đường xấu, đất tốt để oán hại phát triển, căn bản để tạo ác nghiệp, do đó chúng ta nên lưu ý.
Đại Trang Nghiêm Luận Kinh” thuộc “Đại Chánh Tạng” quyển 4 trang 304a~305b.- Vnbet
Đại Trang Nghiêm Luận Kinh” thuộc “Đại Chánh Tạng” quyển 4 trang 304a~305b.- Vnbet
Các tin đã đăng: