Ngày tu thứ 6: Thượng tọa Minh Thành chia sẻ về phương pháp Học - Tu thiền
Buổi sáng Thượng Tọa Minh Thành đã chia sẻ với đại chúng về đề tài Học - Tu Thiền. Theo Ngài, đề tài này có 2 mảng: học và tu.
Ở mảng học, Ngài cho rằng: chúng ta có thể học nhiều thầy, có thể học từ nhiều nguồn, gọi là trăm bạn ngàn thầy. Nhưng tu thì chúng ta đem cái sở học, chắt lọc lại để đưa cái tinh yếu đó vào trong đời sống thực tiễn của mình. Vì thế sau khi giảng về phần học, đại chúng sẽ cùng thực hiện phương pháp tu thiền.
Vì việc tu thiền không thể nào bị hạn chế vào lúc mình ngồi, mà phải được lan tỏa vào trong lúc mình đi, vào trong lúc mình ăn cơm, vào trong lúc mình làm những cái pháp sự khác... Ngồi chẳng qua là cái tinh hòa kết tụ của những hành trạng khác, cái đỉnh cao của sự tập trung tâm ý mà những hành trạng khác mình không làm được.
Vì vậy, cái hành trình, lộ trình giới định tuệ là một cái lộ trình phải mang cái tính chất lan tỏa. Từ cái việc ngồi nó lan tỏa cái giới định tuệ qua những các hành trạng khác, những cái pháp sự khác. Rồi từ cái sự tu khác, tu trong những cái pháp sự khác nó tụ hội về cái chổ mình ngồi. Hai cái tương tác với nhau để tạo ra 1 cái chỉnh thể trong cái tu thiền.
Từ đó, Thượng tọa đã quyết định chia sẻ đề tài học tu thiền thông qua nội dung trong Chơn lý số 14: Nhập Định của Tổ sư Minh Đăng Quang.
Định là yên Lặng
Chơn lý của võ trụ là yên lặng. Yên lặng là lẽ thật, là huyền bí, là không vọng động, nên cũng gọi là chơn như hay sự kín đáo. Định tức là mật, trong mật định có chứa linh, giác và thần. Cho nên gọi định năng sanh chơn huệ và giới. Định là chánh, loạn là tà, nên mới có tên chánh định; và cũng là có chánh mới có định, chánh định là Niết-bàn, tâm người trở lại chánh định chơn như sau khi toàn giác, gọi là Như Lai hay là Phật. Thế nên chánh định là chỗ sanh ra tất cả chúng sanh, vạn vật và các pháp, mà cũng là chỗ trở về hay chỗ đến nghỉ ngơi hưu trí của chúng sanh, vạn vật và các pháp
Theo thượng tọa, về mặt chữ nghĩa chúng ta thấy, đức Tổ sư đã sử dụng các con chữ rất bình dị, rất phổ biến để truyền đạt những cái ý tưởng, nhiều tầng, nhiều lớp thâm sâu khác nhau.
Ở đây Ngài chỉ đề cập cái ý đầu tiên: Chơn lý của võ trụ là yên lặng. Yên lặng là lẽ thật, là huyền bí, là không vọng động, nên cũng gọi là chơn như hay sự kín đáo. Định tức là mật, trong mật định có chứa linh, giác và thần. Cho nên gọi định năng sanh chơn huệ và giới
Qua đoạn trích trên Thượng tọa cho biết: chơn lý đã tạo ra 1 cái mối liên kết giữa việc tu thiền định với võ trụ. Tạo ra 1 mối liên kết, tạo ra 1 lối liên thông, 1 sự tương thông giữa sự yên lặng của võ trụ với việc tu thiền.
Xét về 3 phương diện khác nhau:
Về phương diện triết học
Về phương diện tôn giáo
Về phương diện của một hành giả
¬Về phương diện triết học: Triết học hay làm cái chuyện gì?
Những nhà tư duy triết học thì luôn luôn đi tìm cái tận cùng của cái tận cùng, tìm cái lớn nhất, vĩ đại nhất với cái nhỏ nhất, chi ly nhất, cái nhỏ tận cùng của cái nhỏ. Đó là tư duy của triết học.
Tìm ra cái quy luật, những định luật chi phối cái lớn nhất và chi phối cái nhỏ nhất. Và dĩ nhiên họ tính rằng cái gì mà đủ sức chi phối cái lớn nhất, cái gì mà đủ sức cũng cái đó chi phối cái nhỏ nhất, thì tất cả những cái chính giữa đều bị chi phối. Đó là triết học, đó là khoa học.
Thí dụ như khi mà nhìn cái lớn nhất phải liên hệ đến cái nhỏ nhất là một cái hạt điện tử, thì những nhà khoa học, triết học nói rằng: dù cho cái ta liên hệ to, mệnh mông như vậy và cái hạt tử nó nhỏ xíu như vậy, cả hai cái này đều bị chi phối bởi một cái định luật, thì cái định luật đó nhà khoa học, nhà triết học gọi là định luật vạn vật hấp dẫn. Từ định luật vạn vật hấp dẫn như vậy nó mới tạo ra cái lực trọng trường và tạo ra những cái biến thiên trong cái liên hệ. Đó là cách nhìn của triết học và khoa học.
Tìm ra cái bản chất, cái gì chi phối toàn bộ, cái gì là sự thật cuối cùng. Còn những cái chi phối khác, có thể nó chi phối vào nhân sinh mà không chi phối trong vũ trụ, chi phối trong thế giới hữu cơ mà không chi phối trong thế giới vô cơ. Trong khi cái lực trọng trường được xem như là chi phối tất cả. Khi mà chi phối tất cả thì nó trở thành 1 cái bản chất, gọi là thực chất.
Từ cái bản chất, thực chất đó người ta mới suy nghĩ thêm những cái bước kế tiếp để áp dụng vào trong khoa học, vào trong nhận thức. Đó là cái nhìn mang tính chất triết học, đi tìm ngọn nguồn của tất cả mọi chuyện, đi tìm bản chất của tất cả mọi chuyện, vạn sự, vạn vật, sơn hà đại địa.
¬ Khi nhìn vào trong thế giới của tôn giáo: tư duy theo chiều hướng tôn giáo thì chúng ta sẽ thấy chuyện gì?
Chúng ta sẽ thấy những tôn giáo lớn đi tìm cái căn nguyên của vũ trụ, của vạn sự; tìm cái khởi đầu của vạn vật vạn sự là cái gì, thường thường do một vị thượng đế khởi đầu, một vị sáng tạo khởi đầu…, từ không có gì thì cái vị sáng tạo đó mới sáng tạo ra tất cả.
Nhìn từ góc độ tôn giáo học, nhà tư duy tôn giáo sẽ suy nghĩ cuối cùng ra cái gì, thì cuối cùng mọi sự sẽ quy về, mọi việc sẽ trở về với cái chổ sáng tạo, hiệp nhất với đấng sáng tạo, cùng hưởng nhang với đấng sáng tạo, cùng có mặt với đấng sáng tạo, được đấng sáng tạo cho 1 cái gọi là vĩnh hằng, mà danh từ Tôn giáo học gọi là cánh chung luận.
Cánh chung luận có nghĩa là gì? chung là cái cuối cùng, cánh chung là cái cuối cùng mà không còn cuối cùng nào cả, tới đó là hết rồi, là xong rồi, là chấm dứt lộ trình rồi. Thì tư duy tôn giáo là cái dạng tư duy tìm ra một cội nguồn của tất cả vạn sự vạn vật, kể cả xã hội, kể cả con người. Và tìm ra cái chung kết, cái chấm dứt tất cả, cái chổ trở về của tất cả.
¬ Tư duy của người hành giả:
Sở dĩ phải có vì người hành giả có một cái nhu cầu, theo cái nhìn của nhà Phật là giải quyết tất cả những cái phiền não, những cái khổ đau, những cái lệch lạc, những cái mà nhà Phật gọi là tham, là sân, là si mà các tôn giáo khác gọi là chống lại với đấng tạo ra mình, đi ngược lại với ý muốn của người tạo ra mình. Thì đó là tư duy của một hành giả.
Hành giả các tôn giáo khác thì tìm mọi cách để trở về với đấng tạo ra mình, còn hành giả của đạo Phật là tìm cách để hóa giải tất cả những vấn đề trong cuộc sống, trong cái cuộc hành trình. Cả 2 đều có điểm chung là con đường trở về. Con đường trở về trong nhà Phật là con đường vận hành bản thân mình, nó hòa nhịp, nó cộng thông với sự vận hành của vũ trụ.
Tại vì một chừng mực nào đó thì con người là 1 vũ trụ nhỏ, còn thế giới bên ngoài là vũ trụ lớn. Nếu vũ trụ nhỏ này hòa nhịp vào được với cái vũ trụ lớn thì sẽ được cái vũ trụ lớn che chở, được vũ trụ lớn làm tăng sức mạnh và được cái vũ trụ lớn, cái vị chủ của vũ trụ lớn gia trợ độ trì. Đó là nói chung
Còn người hành giả Phật giáo, thấy cái vũ trụ vận hành nhiều phương diện khác nhau, nhưng mà người hành giả chọn lọc cái vận hành của bản thân nó phù hợp với những phương diện khác của sự vận hành của vũ trụ.
Ví dụ ở một sơn môn có một chủ trương là mỗi khi chúng ta hành xử hay mõi khi chúng ta thiền hành thì chủ trương đi như một dòng sông (dĩ nhiên đây là dòng sông êm ả, chứ không phải dòng sông đầu nguồn, cuồng nộ hoặc dòng sông ở chặng cuối lờ đờ, mà đi như một dòng sông) mà dòng sông lúc bấy giờ nó đại diện cho vũ trụ, tức là đi theo đúng cái nhịp của vũ trụ, đi theo sự vận hành tự nhiên của vũ trụ.
Đi chỉ là 1 cái phương diện trong những hoạt động khác của 1 con người. Người ta nói đi là lấy ra 1 chuyện để làm đại diện cho những chuyện khác trong cái sự hành hòa của hành giả. Hoặc là khi hỏi đạo, thì một vị thiền sư nói trúc biết hoa vàng chẳng qua là trúc biết hoa vàng là đại diện cho cái đạo, đại diện cho cái thế giới tự nhiên, đại diện cho vũ trụ. Và hành giả phải học theo cái đại diện đó
Kết lại, Thượng tọa cho biết: Ở đây Tổ sư nói rằng: Vũ trụ là im lặng, thì chúng ta phải hiểu vũ trụ mà Tổ sư nói là vũ trụ là im lặng, mà thực tế vũ trụ không hề im lặng. Nếu mà nhìn về phương diện khoa học là vũ trụ có niết bàn tạo ra, vũ trụ có các vì sao có khi nó yên ổn, có khí nó va chạm; vụ trụ có những thiên thể có khi nó hình thành mới, thậm chí cái số lượng thiên thể được hình thành mới mỗi ngày nó đông hơn cái tổng số nhân loại. Và những cái thiên thể mà nó bị tiêu diệt, những vì sao nó bị chết đi, nó cũng đông hơn số lượng con người sinh ra. Như vậy về một phương diện nào đó vũ trụ không hề im lặng.
Trong khi tổ sư nói chơn lý của vũ trụ là im lặng thì chúng ta nên hiểu là ngoài cái phương diện biến động của vũ trụ còn có một phương diện yên lặng của vũ trụ tức là xem tất cả những biến động này nó không là cái gì cả, xem những vì sao có va chạm sinh ra và chết đi không là gì cả thì cái phương diện đó gọi là phương diện yên lặng của vũ trụ. Mà chơn lý đó Tổ sư gọi đó là chân lý.
Mình nói vũ trụ nó lớn quá, chúng ta nói tới vũ trụ nhỏ hơn cho dễ mường tượng. Cái quả địa cầu của chúng ta là đại diện cho vũ trụ gần nhất, mỗi ngày chúng ta dẫm chân lên quả địa cầu, chúng ta quan sát quả địa cầu thì sao?
Quả địa cầu nói cho cùng về phương diện khoa học cũng không yên lặng, trên mặt thì thời tiết nặng mưa thay đổi, trong ruột quả địa cầu thì như Tổ sư diễn tả nó cũng gọi là nó vận hành bên trong, nhưng mà tất cả những cái đó là phương diện động của quả địa cầu.
Cái quả địa cầu nó cũng có phương diện định của nó, thì phương diện định của nó là sao? Tổ sư vừa nói động vừa nói định. Cái phương diện định của vũ trụ có thể thể hiện trên nhiều phương diện, rồi cái phương diện định của quả địa cầu cũng thể hiện ra nhiều phương diện.
Ở đây Thượng tọa đã đưa ra 1 điểm, thí dụ như 1 cái chết của 1 cái con người đối với quả địa cầu này nó chẳng quan tâm. Nó chẳng có hề quan tâm đến chuyện mà con người ông A, ông B, ông C nào đó làm tổng thống, làm tài xế hay làm buôn bán gì đó chết, quả địa cầu không quan tâm
Một người chết quả địa cầu không quan tâm. Rồi một người sinh ra quả địa cầu cũng chẳng quan tâm. Thậm chí là 10 người, 100 người, 1000 người chết thì quả địa cầu cũng chẳng quan tâm, nó vẫn yên tĩnh như thường. Và 100 người sinh ra, 1000 người sinh ra, 100 người bịnh, 1000 người bịnh, 20000 người bịnh quả địa cầu nó cũng xoay đủ 24 tiếng đồng hồ mới giáp một vòng, chớ không vì một cái người nào đó, hay một số lượng người nào đó chết cái rồi quả địa cầu này nó xúc động, nó không quay đủ 24 tiếng nữa mà 23 tiếng nó nói thôi: nay có người chết nhiều quá rồi ta không muốn.
Hoặc là có người sinh ra bữa nào do duyên tam ngộ sinh ra 1 lần 100 người thì quả địa cầu này cũng không hề xao xuyến, nó không hề vui buồn. Nó nói hôm nay vui quá thôi ta xoay đến 25 tiếng, không. Cứ 24 là 24 tiếng. Chỉ có chổ đó, đó là chổ định của quả địa cầu, chổ đó gọi là chân lý của quả địa cầu.
Thành ra đối với chuyện sanh diệt, đối với chuyện sanh tử, đối với chuyện buồn vui của con người, nó không ăn thua gì với cái định của quả địa cầu. Nếu nói cho cùng thì cũng không ăn thua gì chổ cái vũ trụ này. Không bao giờ vũ trụ xao xuyến thì cái sự không xao xuyến đó, cái sự không vận động đó nên Tổ sư nói chơn lý của vũ trụ là định.
Kết lại Thượng tọa cho rằng: Chúng ta đang đi trên con đường trở về với cái nơi mà chúng ta sanh ra, nơi quả địa cầu. Nếu nói nơi lớn hơn là cái võ trụ, sự trở về đó là chúng ta trở về cái con đường nhìn vào cái phương diện định, phương diện yên tĩnh của quả địa cầu, của vũ trụ để nhận ra một cái ý nào đó mà Tổ sư muốn chuyển tải qua câu Chơn lý của võ trụ là yên lặng.
Chúng ta hãy yên lặng như cái yên lặng của đại dương khi chúng ta tu. Chúng ta hãy yên lặng như cái yên lặng của quả địa cầu khi mà chúng ta tu. Và nếu có thể chúng ta hãy yên lặng như là sự yên lặng của võ trụ.
Sau khi kết thúc bài giảng về vấn đề Học thiền, Thượng tọa đã hướng dẫn đại chứng qua mục thứ 2 đó là thực tập 20 phút tu thiền theo phương pháp tu thiền đang được thực hành trên thế giới.
Sau giờ thọ trai, đầu giờ chiều, Chư tôn Hòa thượng giáo phẩm Hệ phái đã cùng hội chúng khóa tu đưa ra các quan điểm, những kiến giải, cũng như những điều còn băn khoăn trong quá trình tu học.
Ngọc Phúc - Đạo Phật Khất Sĩ