Minh Đức. 14:14:53 20-10-2018 (GMT+7) -- Lượt xem: 1778.
Kích cỡ chữ:
Hạnh phúc không phải là có nhiều tiền
Nhiều người lầm tưởng rằng họ có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề nếu có tiền, nhưng họ không nhận thức rằng chính tiền của và sự nghiệp cũng mang theo những vấn đề của nó. Riêng "tiền của" không thể giải quyết tất cả mọi khó khăn.
Nhiều người không bao giờ biết như vậy, và xuyên qua suốt kiếp sống họ tận dụng mọi năng lực để cố gắng tích tụ "điều này" và "điều nọ". Ðến khi đã đạt được rồi họ cảm thấy rằng bao nhiêu đó cũng chưa làm họ thỏa mãn, mà còn phải tích tụ thêm nữa những "điều này" và những "điều nọ" khác. Trong thực tế, càng được nhiều họ càng muốn có thêm và như thế không bao giờ họ an vui hay biết là đủ.
Khi ta đánh mất một vật gì, lời khuyên sau đâu sẽ đem đến ta một niềm an ủi lạ thường:
"Ðừng nói rằng cái này là của anh, và cái kia của tôi,
Chỉ nói cái này đến với anh, cái kia đến với tôi.
Như vậy chúng ta có thể không luyến tiếc cái ánh sáng đang phai mờ.
Của tất cả những vật rực rỡ vinh quang mà ngày mai sẽ không còn nữa".
Tài sản không phải là cái gì để ta giấu cất một nơi rồi lại tiếp tục đi tìm thêm nữa. Nó phải là cái gì để ta sử dụng hầu đem lại hạnh phúc cho ta và cho kẻ khác. Nếu bạn trải qua suốt cuộc đời để bấu víu vào tài sản, sự nghiệm mà không nghĩ đến bổn phận đối với người khác thì có thể một ngày kia, khi đến lúc, bạn sẽ phải ra đi với tâm hồn đầy lo âu sợ sệt và bỏ lại tất cả trên thế gian này. Bạn sẽ không thể hưởng thụ tài sản mà bạn đã khó nhọc dành dụm.
"Tài sản sự nghiệp sẽ ở lại sau khi bạn ra đi. Người thân và gia quyến sẽ đưa bạn đến phần mộ. Nhưng chỉ có những hành động tốt và xấu của bạn trong kiếp sống sẽ theo bạn qua thế giới bên kia".
Nhiều việc mà ta ước vọng bao nhiêu là sẽ đem lại hạnh phúc thì sẽ làm cho ta thất vọng bấy nhiêu khi đạt được nó. "Có nhiều tiền!", nghe chừng như là một cái gì tuyệt diệu! Còn gì tốt đẹp hơn? Nhưng khi đã đạt được rồi, có thể ta cảm thấy rằng chính nó đem lại cho ta những lo âu mới, như việc phải sử dụng nó bằng cách nào, làm sao để gìn giữ nó, hoặc nữa, có thể nó dẫn dắt ta đến những hành động điên rồ.
Người nhiều tiền của bắt đầu thắc mắc tìm hiểu xem bạn bè của mình có đánh giá mình bằng chính giá trị riêng của mình hay chỉ bằng tiền của mình đang có. Ðây cũng là một hình thức phiền muộn thuộc về tinh thần. Và luôn luôn có tình trạng nơm nớp sợ mất cái gì đã có. Cái "có" nầy có thể là tiền của hay một người thân. Như vậy, khi ta thành thật nhìn rõ vào bên trong cái mà ta gọi là "hạnh phúc" chúng ta thấy rằng đó chỉ là một ảo ảnh lững lờ hiện ra trong tâm mà không bao giờ chúng ta nắm lấy được, không bao giờ trọn vẹn, không bao giờ đầy đủ, hoặt ít nhất nó cũng mang theo tính chất sợ sệt, sợ mất đi.
Tiền của chỉ trang trí cho căn nhà của bạn, không thể trang trí cho chính bạn. Chỉ có những phẩm hạnh cao thượng của bạn mới có thể làm cho bạn trở nên đẹp. Y phục chỉ làm đẹp xác thân của bạn chứ không làm đẹp bạn. Chỉ có tác phong trong sạch và thanh cao của bạn mới trang trí cho bạn mà thôi.
Phương pháp áp dụng để tạo hạnh phúc phải là một phương pháp vô hại, không đụng chạm đến quyền lợi của bất cứ ai. Thọ hưởng hạnh phúc bằng cách gây đau thương cho một người hay một chúng sanh khác thì không có nghĩa lý gì. Ðức Phật dạy:
"Hạnh phúc thay! Những ai nuôi mạng sống của mình mà không gây tổn hại đến ai".
"Hạnh phúc là một loại nước hoa mà ta không thể rót lên trên mình người khác, và cùng lúc, khỏi đánh rơi một vài giọt trên mình ta".
Có lẽ bạn không thể thay đổi thế gian để cho nó thích ứng với ý muốn của bạn, nhưng bạn có thể biến cải tâm trí của chính bạn để mưu tìm hạnh phúc.
Khi ta đánh mất một vật gì, lời khuyên sau đâu sẽ đem đến ta một niềm an ủi lạ thường:
"Ðừng nói rằng cái này là của anh, và cái kia của tôi,
Chỉ nói cái này đến với anh, cái kia đến với tôi.
Như vậy chúng ta có thể không luyến tiếc cái ánh sáng đang phai mờ.
Của tất cả những vật rực rỡ vinh quang mà ngày mai sẽ không còn nữa".
Tài sản không phải là cái gì để ta giấu cất một nơi rồi lại tiếp tục đi tìm thêm nữa. Nó phải là cái gì để ta sử dụng hầu đem lại hạnh phúc cho ta và cho kẻ khác. Nếu bạn trải qua suốt cuộc đời để bấu víu vào tài sản, sự nghiệm mà không nghĩ đến bổn phận đối với người khác thì có thể một ngày kia, khi đến lúc, bạn sẽ phải ra đi với tâm hồn đầy lo âu sợ sệt và bỏ lại tất cả trên thế gian này. Bạn sẽ không thể hưởng thụ tài sản mà bạn đã khó nhọc dành dụm.
"Tài sản sự nghiệp sẽ ở lại sau khi bạn ra đi. Người thân và gia quyến sẽ đưa bạn đến phần mộ. Nhưng chỉ có những hành động tốt và xấu của bạn trong kiếp sống sẽ theo bạn qua thế giới bên kia".
Nhiều việc mà ta ước vọng bao nhiêu là sẽ đem lại hạnh phúc thì sẽ làm cho ta thất vọng bấy nhiêu khi đạt được nó. "Có nhiều tiền!", nghe chừng như là một cái gì tuyệt diệu! Còn gì tốt đẹp hơn? Nhưng khi đã đạt được rồi, có thể ta cảm thấy rằng chính nó đem lại cho ta những lo âu mới, như việc phải sử dụng nó bằng cách nào, làm sao để gìn giữ nó, hoặc nữa, có thể nó dẫn dắt ta đến những hành động điên rồ.
Người nhiều tiền của bắt đầu thắc mắc tìm hiểu xem bạn bè của mình có đánh giá mình bằng chính giá trị riêng của mình hay chỉ bằng tiền của mình đang có. Ðây cũng là một hình thức phiền muộn thuộc về tinh thần. Và luôn luôn có tình trạng nơm nớp sợ mất cái gì đã có. Cái "có" nầy có thể là tiền của hay một người thân. Như vậy, khi ta thành thật nhìn rõ vào bên trong cái mà ta gọi là "hạnh phúc" chúng ta thấy rằng đó chỉ là một ảo ảnh lững lờ hiện ra trong tâm mà không bao giờ chúng ta nắm lấy được, không bao giờ trọn vẹn, không bao giờ đầy đủ, hoặt ít nhất nó cũng mang theo tính chất sợ sệt, sợ mất đi.
Tiền của chỉ trang trí cho căn nhà của bạn, không thể trang trí cho chính bạn. Chỉ có những phẩm hạnh cao thượng của bạn mới có thể làm cho bạn trở nên đẹp. Y phục chỉ làm đẹp xác thân của bạn chứ không làm đẹp bạn. Chỉ có tác phong trong sạch và thanh cao của bạn mới trang trí cho bạn mà thôi.
Phương pháp áp dụng để tạo hạnh phúc phải là một phương pháp vô hại, không đụng chạm đến quyền lợi của bất cứ ai. Thọ hưởng hạnh phúc bằng cách gây đau thương cho một người hay một chúng sanh khác thì không có nghĩa lý gì. Ðức Phật dạy:
"Hạnh phúc thay! Những ai nuôi mạng sống của mình mà không gây tổn hại đến ai".
"Hạnh phúc là một loại nước hoa mà ta không thể rót lên trên mình người khác, và cùng lúc, khỏi đánh rơi một vài giọt trên mình ta".
Có lẽ bạn không thể thay đổi thế gian để cho nó thích ứng với ý muốn của bạn, nhưng bạn có thể biến cải tâm trí của chính bạn để mưu tìm hạnh phúc.
Các tin đã đăng: