Minh Đức. 05:29:41 21-10-2018 (GMT+7) -- Lượt xem: 1275.
Kích cỡ chữ:
Hàn Sơn, Thập Đắc, Hai Vị Đầu Đà
Ởchùa Quốc Thanh, đời Đường bên Trung Hoa, một hôm Hòa thượng trụ trì đi đường lượm một em bé trai mới sinh bị người đem bỏ gần chùa. Hòa thượng đem về nuôi và đặt tên là Thập Đắc.
Lớn lên Thập Đắc hơi mát mát, không học kinh,không thọ giới, chỉ công quả quét dọn và nấu cơm cho chúng tăng. Nhưng khinổi hứng lại hát múa lung tung. Không ai để y đến Thập Đắc.
Trong hang đá trên núi lại có một người tên là Hàn Sơn, thường xuống chơi với Thâp Đắc. Thập Đắc lấy cơm dư và thức ăn dư bỏ vào trong hai cái ống tre. Đến trưa, Hàn Sơn xuống vác đem về ăn.
Một hôm chúng tăng sai ông Thập Đắc làm hương đăng thì ông lại ngồi ăn chúng với các vị La Hán thờ trên bàn. Chúng tăng thấy quở trách và không cho ông làm hương đăng nữa.
Hoa màu của chùa trồng được, bị heo nai xuống ănphá. Thập Đắc lên miễu, lật tượng ông Sơn Thần đánh mấy chục roi và bảo,“Tại sao không chịu giữ thú rừng để chúng xuống phá hại hoa màu của chùa.?”
Tối hôm ấy, chư tăng nằm chiêm bao thấy Sơn Thần nói ông bị Thập Đắc đánh đau quá. Sáng ra, chư tăng lên miễu Sơn Thần lật đít tượng lên, thầy lằn dấu roi vẫn còn. Chư tăng rất ngạc nhiên.
Một hôm chư tăng đang làm lễ bố tát trong chùa thì Thập Đắc lên núi lùa bầy trâu của dân làng xuống đứng chật sân chùa.Chư tăng ra quở, “Hôm nay là ngày bố tát của chư tăng, tại sao ông lại lùa trâu xuống chùa, làm ồn buổi bố tát?”
Ông Thập Đắc nói, “Quý thầy hãy ra xem. Lạ lắm.”
Rồi ông kêu tên những thầy trụ trì các chùa đã quá cố. Kêu từng tên pháp hiệu trụ trì và từng chùa một, thì con trâu bướcra có vẻ buồn lắm. Ông nói, “Bầy trâu này, một số có tiền thân là các vị trụ trì không giữ giới, tham lam của Tam Bảo nên đọa làm trâu.”
Chư tăng thấy tận mắt nhưng cũng chưa tin, cứnghĩ ông Thập Đắc điên điên mà thôi.
Một hôm, vị thái thú sắp đổi đến tỉnh này, mới hỏi Hòa thượng Phong Can, vị này chuyên cưỡi cọp, “Bạch Hòa thượng, ở nơi tỉnh con đổi tới, có vị cao tăng nào không?”
Hòa thượng Phong Can trả lời, “Có hai vị đại sĩ Hàn Sơn và Thập Đắc là hóa thân của Văn Thù và Phổ Hiền, ở chùa QuốcThanh.”
Sau khi nhậm chức xong, quan thái thú liền lên chùa Quốc Thanh để thăm. Chư tăng đón rước trọng hậu. Khi lên đến chùa,quan thái thú hỏi về Hàn Sơn và Thập Đắc thì chư tăng chỉ xuống nhà trù(nhà bếp). Ông đi xuống nhà trù, thấy hai Ngài Hàn Sơn và Thập Đắc đang nói chuyện, cười rất vui. Quan thái thú liền đảnh lễ ra mắt. Hai vị liền nói với nhau rằng, “Di Đà nhiều chuyện rồi.” Rồi hai vị chạy vào núi mất dạng.
Người ta vào hang đông của Ngài Hàn Sơn thì thấy trên vách đá nhiều bài thơ rất hay và rất có giá trị về Phật pháp.
Quan thái thú liền trở về để ra mắt Hòa thượng Phong Can, nhưng khi đến nơi thì Ngài đã thị tịch.
Thế mới biết, ở cõi phàm thánh đồng cư này, chư Phật và Bồ Tát thường hóa thân xuống cứu độ, nhưng đều dấu tung tích. Đến khi bị lộ thì liền nhập diệt. Đúng như câu: “Thấy thì không biết, biết thì không thấy.”
Góp nhặt lá Bồ Đề Tác giả : Thích Tịnh Nghiêm
Trong hang đá trên núi lại có một người tên là Hàn Sơn, thường xuống chơi với Thâp Đắc. Thập Đắc lấy cơm dư và thức ăn dư bỏ vào trong hai cái ống tre. Đến trưa, Hàn Sơn xuống vác đem về ăn.
Một hôm chúng tăng sai ông Thập Đắc làm hương đăng thì ông lại ngồi ăn chúng với các vị La Hán thờ trên bàn. Chúng tăng thấy quở trách và không cho ông làm hương đăng nữa.
Hoa màu của chùa trồng được, bị heo nai xuống ănphá. Thập Đắc lên miễu, lật tượng ông Sơn Thần đánh mấy chục roi và bảo,“Tại sao không chịu giữ thú rừng để chúng xuống phá hại hoa màu của chùa.?”
Tối hôm ấy, chư tăng nằm chiêm bao thấy Sơn Thần nói ông bị Thập Đắc đánh đau quá. Sáng ra, chư tăng lên miễu Sơn Thần lật đít tượng lên, thầy lằn dấu roi vẫn còn. Chư tăng rất ngạc nhiên.
Một hôm chư tăng đang làm lễ bố tát trong chùa thì Thập Đắc lên núi lùa bầy trâu của dân làng xuống đứng chật sân chùa.Chư tăng ra quở, “Hôm nay là ngày bố tát của chư tăng, tại sao ông lại lùa trâu xuống chùa, làm ồn buổi bố tát?”
Ông Thập Đắc nói, “Quý thầy hãy ra xem. Lạ lắm.”
Rồi ông kêu tên những thầy trụ trì các chùa đã quá cố. Kêu từng tên pháp hiệu trụ trì và từng chùa một, thì con trâu bướcra có vẻ buồn lắm. Ông nói, “Bầy trâu này, một số có tiền thân là các vị trụ trì không giữ giới, tham lam của Tam Bảo nên đọa làm trâu.”
Chư tăng thấy tận mắt nhưng cũng chưa tin, cứnghĩ ông Thập Đắc điên điên mà thôi.
Một hôm, vị thái thú sắp đổi đến tỉnh này, mới hỏi Hòa thượng Phong Can, vị này chuyên cưỡi cọp, “Bạch Hòa thượng, ở nơi tỉnh con đổi tới, có vị cao tăng nào không?”
Hòa thượng Phong Can trả lời, “Có hai vị đại sĩ Hàn Sơn và Thập Đắc là hóa thân của Văn Thù và Phổ Hiền, ở chùa QuốcThanh.”
Sau khi nhậm chức xong, quan thái thú liền lên chùa Quốc Thanh để thăm. Chư tăng đón rước trọng hậu. Khi lên đến chùa,quan thái thú hỏi về Hàn Sơn và Thập Đắc thì chư tăng chỉ xuống nhà trù(nhà bếp). Ông đi xuống nhà trù, thấy hai Ngài Hàn Sơn và Thập Đắc đang nói chuyện, cười rất vui. Quan thái thú liền đảnh lễ ra mắt. Hai vị liền nói với nhau rằng, “Di Đà nhiều chuyện rồi.” Rồi hai vị chạy vào núi mất dạng.
Người ta vào hang đông của Ngài Hàn Sơn thì thấy trên vách đá nhiều bài thơ rất hay và rất có giá trị về Phật pháp.
Quan thái thú liền trở về để ra mắt Hòa thượng Phong Can, nhưng khi đến nơi thì Ngài đã thị tịch.
Thế mới biết, ở cõi phàm thánh đồng cư này, chư Phật và Bồ Tát thường hóa thân xuống cứu độ, nhưng đều dấu tung tích. Đến khi bị lộ thì liền nhập diệt. Đúng như câu: “Thấy thì không biết, biết thì không thấy.”
Góp nhặt lá Bồ Đề Tác giả : Thích Tịnh Nghiêm
Các tin đã đăng: