Minh Đức. 12:07:47 11-03-2019 (GMT+7) -- Lượt xem: 2063.
Kích cỡ chữ:
Nước suối đục ngầu, Đức Phật vẫn sai đệ tử lấy về uống và bài học ai cũng nên khắc ghi
Vô thường là triết lý truyền dạy căn bản của nhà Phật. Cuộc sống ắt sẽ khó tránh khỏi phiền não nhưng ở đời không có thứ gì là vĩnh hằng.
Lời tựa
Bạn đã bao giờ mất đi động lực để bước tiếp vì một lần thất bại? Những trận mưa gió từ đêm hôm trước liệu có ảnh hưởng tới tâm trạng tốt đẹp ngày hôm nay của bạn hay không?
Vô thường là triết lý truyền dạy căn bản của nhà Phật. Cuộc sống ắt sẽ khó tránh khỏi phiền não, nhưng ở đời không có thứ gì là vĩnh hằng.
Chỉ cần chúng ta dùng sự kiên nhẫn và lòng kiên trì là có thể hóa giải mọi khó khăn, bởi phiền não, gian nan âu cũng chỉ là những thứ thoáng qua rồi biến mất.
Câu chuyện Đức Phật sai đệ tử ra suối lấy nước
Năm xưa, để tìm kiếm chân lý của vũ trụ, Đức Phật từng dẫn theo 1250 hòa thượng tới đi tới khắp mọi nơi trên đất nước Ấn Độ.
Những người xuất gia ấy đầu trần, chân không, gian khổ lặn lội, yên tĩnh tiến bước trên con đường tìm kiếm chân lý của mình.
Thần thái của họ vừa an tĩnh, lại rất mực kiên định. Đoàn người cứ như vậy mà toát lên khí chất trang nghiêm và thánh khiết.
Bạn đã bao giờ mất đi động lực để bước tiếp vì một lần thất bại? Những trận mưa gió từ đêm hôm trước liệu có ảnh hưởng tới tâm trạng tốt đẹp ngày hôm nay của bạn hay không?
Vô thường là triết lý truyền dạy căn bản của nhà Phật. Cuộc sống ắt sẽ khó tránh khỏi phiền não, nhưng ở đời không có thứ gì là vĩnh hằng.
Chỉ cần chúng ta dùng sự kiên nhẫn và lòng kiên trì là có thể hóa giải mọi khó khăn, bởi phiền não, gian nan âu cũng chỉ là những thứ thoáng qua rồi biến mất.
Câu chuyện Đức Phật sai đệ tử ra suối lấy nước
Năm xưa, để tìm kiếm chân lý của vũ trụ, Đức Phật từng dẫn theo 1250 hòa thượng tới đi tới khắp mọi nơi trên đất nước Ấn Độ.
Những người xuất gia ấy đầu trần, chân không, gian khổ lặn lội, yên tĩnh tiến bước trên con đường tìm kiếm chân lý của mình.
Thần thái của họ vừa an tĩnh, lại rất mực kiên định. Đoàn người cứ như vậy mà toát lên khí chất trang nghiêm và thánh khiết.
Khi đi tới một bờ suối nhỏ, họ gặp một đoàn thương buôn đông người. Bấy giờ, các hòa thượng còn chưa kịp uống nước, con voi của đoàn lái buôn kia đã chạy đến dòng suối nhỏ, quấy nước đến đục ngầu.
Dòng suối chẳng còn trong vắt như trước mà trở nên bẩn thỉu. Lội qua con suối ấy, đoàn hòa thượng tiến vào một rừng cây rậm rạp. Sắc trời đã tối, Đức Phật quyết định để mọi người qua đêm trong rừng.
Khi đó, đệ tử của Ngài là A Nan cật lực lên tiếng phản đối. Bởi nơi này không có nguồn nước, các hòa thượng chẳng có cách nào tẩy trần, càng không có đồ uống.
Đức Phật hỏi lại: "Chúng ta không phải vừa đi qua một con suối nhỏ hay sao?"
"Nhưng dòng suối ấy đã bị con voi của đoàn lái buôn kia đạp đến mức đầy bùn đất, nước không sạch, sao có thể dùng?" – A Nan cố gắng giải thích.Đức Phật không nói gì thêm, chỉ cầm ra một chiếc bát sành, đưa cho A Nan, ngụ ý bảo A Nan đi múc bát nước ở đó đem về. Thấy đệ tử vừa định lên tiếng, Đức Phật đã khoát tay, thúc giục đi sớm về sớm.
Vừa cầm bát đi được nửa đường, A Nan đã nhanh chóng quay về. Đức Phật hỏi vì sao, A Nan nói:
"Nước suối đã đục ngầu, Ngài uống sẽ sinh bệnh, chi bằng để đệ tử đi đến con sông đằng xa ở phía trước để lấy nước cho Ngài".
Nghe vậy, Phật chỉ từ tốn nói một câu: "Nước ở xa chẳng kịp cứu người khát gần".
A Nan vẫn cố nói: "Nhưng cũng không thể để Ngài uống nước bẩn…"
Đức Phật không cùng tranh luận, chỉ hỏi lại: "Đệ tử đã đi tới bờ suối nhỏ kia chưa?"
Nghe A Nan thành thật đáp rằng chưa tới đó, Ngài nói:
"Con không đi tới bờ suối, sao biết được nước ở đó có bẩn hay không?"
A Nan vẫn nghĩ mình có lý, thẳng thắn đáp: "Nhưng lúc ấy Ngài cũng chính mắt nhìn thấy mà".
"Thế nhưng, lúc đó là lúc đó, không phải bây giờ". – Đức Phật điềm nhiên trả lời.
A Nan không biết phải làm sao, chỉ còn cách đi tới dòng suối nhỏ, chắc mẩm rằng lần này nhất định sẽ múc một bát nước đục trở về cho Đức Phật tận mắt nhìn rõ.
Nhưng khi tới nơi, A Nan lại không khỏi ngỡ ngàng. Bởi Đức Phật vốn không quay lại bờ suối nhỏ, càng không nhìn thấy nước suối, nhưng đúng như lời Ngài nói, nước nơi đây đã trong vắt chẳng còn chút đục ngầu.
Bấy giờ, A Nan tự hỏi, phải chăng Đức Phật dùng "thiên nhãn" thần thông mà quan sát được chăng?
Dòng suối chẳng còn trong vắt như trước mà trở nên bẩn thỉu. Lội qua con suối ấy, đoàn hòa thượng tiến vào một rừng cây rậm rạp. Sắc trời đã tối, Đức Phật quyết định để mọi người qua đêm trong rừng.
Khi đó, đệ tử của Ngài là A Nan cật lực lên tiếng phản đối. Bởi nơi này không có nguồn nước, các hòa thượng chẳng có cách nào tẩy trần, càng không có đồ uống.
Đức Phật hỏi lại: "Chúng ta không phải vừa đi qua một con suối nhỏ hay sao?"
"Nhưng dòng suối ấy đã bị con voi của đoàn lái buôn kia đạp đến mức đầy bùn đất, nước không sạch, sao có thể dùng?" – A Nan cố gắng giải thích.Đức Phật không nói gì thêm, chỉ cầm ra một chiếc bát sành, đưa cho A Nan, ngụ ý bảo A Nan đi múc bát nước ở đó đem về. Thấy đệ tử vừa định lên tiếng, Đức Phật đã khoát tay, thúc giục đi sớm về sớm.
Vừa cầm bát đi được nửa đường, A Nan đã nhanh chóng quay về. Đức Phật hỏi vì sao, A Nan nói:
"Nước suối đã đục ngầu, Ngài uống sẽ sinh bệnh, chi bằng để đệ tử đi đến con sông đằng xa ở phía trước để lấy nước cho Ngài".
Nghe vậy, Phật chỉ từ tốn nói một câu: "Nước ở xa chẳng kịp cứu người khát gần".
A Nan vẫn cố nói: "Nhưng cũng không thể để Ngài uống nước bẩn…"
Đức Phật không cùng tranh luận, chỉ hỏi lại: "Đệ tử đã đi tới bờ suối nhỏ kia chưa?"
Nghe A Nan thành thật đáp rằng chưa tới đó, Ngài nói:
"Con không đi tới bờ suối, sao biết được nước ở đó có bẩn hay không?"
A Nan vẫn nghĩ mình có lý, thẳng thắn đáp: "Nhưng lúc ấy Ngài cũng chính mắt nhìn thấy mà".
"Thế nhưng, lúc đó là lúc đó, không phải bây giờ". – Đức Phật điềm nhiên trả lời.
A Nan không biết phải làm sao, chỉ còn cách đi tới dòng suối nhỏ, chắc mẩm rằng lần này nhất định sẽ múc một bát nước đục trở về cho Đức Phật tận mắt nhìn rõ.
Nhưng khi tới nơi, A Nan lại không khỏi ngỡ ngàng. Bởi Đức Phật vốn không quay lại bờ suối nhỏ, càng không nhìn thấy nước suối, nhưng đúng như lời Ngài nói, nước nơi đây đã trong vắt chẳng còn chút đục ngầu.
Bấy giờ, A Nan tự hỏi, phải chăng Đức Phật dùng "thiên nhãn" thần thông mà quan sát được chăng?
Sau khi đem nước trở về, A Nan có đem thắc mắc của mình nói cho Đức Phật. Ngài nghe xong cười và đáp:
"Ta chỉ cần nhắm mắt lại là có thể biết nguồn nước của dòng suối đã trở nên trong suốt và tinh khiết. Bởi nước là thứ lưu động.
Nó cũng giống như tâm tính của chúng sinh, có thể tạm thời bị vấy bẩn, nhưng chỉ cần lòng của chúng ta linh động, tâm tính ắt có thể được thanh lọc và trở lại sự trong sạch vốn có".Tới lúc này, A Nan chợt tỉnh ngộ:
"Thì ra là như vậy! Bất cứ ai, cho dù là người phạm phải tội ác tày trời cũng có thể tỉnh ngộ, cũng có thể đắc đạo thành Phật".
Đức Phật nói: "Đúng vậy! Nước suối từ sạch hóa bẩn, từ bẩn thành sạch.
Điều ấy cho thấy vạn vật trên thế gian dù ở thời khắc nào vẫn không ngừng biến hóa, ngay cả Phật pháp cũng như vậy.
Cho nên, chúng ta muốn gìn giữ linh hồn của mình luôn trong sáng, không mê muội, thì nên quan sát cách sự vật biến đổi, nắm chắc sự thiên biến vạn hóa của chúng. Như vậy, ta có thể hiểu thấu chân lý của vũ trụ".
"Ta chỉ cần nhắm mắt lại là có thể biết nguồn nước của dòng suối đã trở nên trong suốt và tinh khiết. Bởi nước là thứ lưu động.
Nó cũng giống như tâm tính của chúng sinh, có thể tạm thời bị vấy bẩn, nhưng chỉ cần lòng của chúng ta linh động, tâm tính ắt có thể được thanh lọc và trở lại sự trong sạch vốn có".Tới lúc này, A Nan chợt tỉnh ngộ:
"Thì ra là như vậy! Bất cứ ai, cho dù là người phạm phải tội ác tày trời cũng có thể tỉnh ngộ, cũng có thể đắc đạo thành Phật".
Đức Phật nói: "Đúng vậy! Nước suối từ sạch hóa bẩn, từ bẩn thành sạch.
Điều ấy cho thấy vạn vật trên thế gian dù ở thời khắc nào vẫn không ngừng biến hóa, ngay cả Phật pháp cũng như vậy.
Cho nên, chúng ta muốn gìn giữ linh hồn của mình luôn trong sáng, không mê muội, thì nên quan sát cách sự vật biến đổi, nắm chắc sự thiên biến vạn hóa của chúng. Như vậy, ta có thể hiểu thấu chân lý của vũ trụ".
Trần Quỳnh - Soha
Các tin đã đăng: