Phiên bản PC
Làm sao để hóa giải mâu thuẫn gia đình
1554263570 (GMT+7)

Hỏi: Ba mẹ tôi lúc nào cũng gây gổ, mâu thuẫn nhau. Cho dù chuyện xảy ra không đang kể, thì ba mẹ cũng la mắng, chửi rủa nhau lớn tiếng. Gia đình trở nên không hòa thuận, cuộc sống chứa đầy nỗi buồn và nước mắt. Xin cho tôi hỏi theo Phật giáo thì tôi phải làm thế nào để ba mẹ tôi yêu thương nhau hơn, và không còn gây gỗ nữa. Gia đình trở nên hạnh phúc và hòa thuận? - Liên Thùy (sinh viên Cao đằng nghệ thuật TP.HCM)
Đáp: Ở khía cạnh tâm lý-đạo đức thì hiện trạng của gia đình bạn, giữa bố mẹ bạn đăng có sự bất đồng nào đó, có thể xuất phát từ sự hiểu lầm hoặc từ một lầm lỗi của một trong hai người, mà không thẻ hóa giải được, không tháo gỡ được mà bạn chưa biết.
Thường, cái tôi của con người sẽ thúc đẩy người đó thích được những điều tốt đẹp và có xu hướng dấu giếm, che đậy những khiếm khuyết, cái chưa tốt… Ba mẹ bạn cũng là con người, chắc chắn cũng sẽ có những điều này. Thật khó để nói ra một phương pháp nào hiệu quả nhất, nhưng điều kiện tiên quyết để thực hiện là các đối tượng phải nhận diện được lỗi lầm của nhau, không chỉ trích lỗi của nhau bằng cách la chửi, mắng nhiếc…Những phản ứng tiêu cực thái quá như vậy (như bạn chia sẻ) chỉ khiến gia đình giống như tù ngục, và chắc chắn bản thân của họ cũng khổ đau.
Với vai trò là người con, lại là Phật tử thì bạn phải là người giúp cho ba mẹ mình thấy điều này đẻ cả hai ông bà có thể ngồi lại với nhau, nói chuyện một cách ôn hòa, nhìn thẳng vào sự thật đau khổ kia, xin lỗi nhau vì những phản ứng tiêu cực đã dành cho nhau và cam kết với nhau sẽ dần dần sửa dổi để thiết lập hạnh phúc cho mình và gia đình. Tâm lý đạo đức gọi đó là “tái lập truyền thông trong gia đình”, tất nhiên, vai trò của người thân, con cái trong việc này là rất lớn. Đừng để ba mẹ mình trở thành những “lãnh chúa” cô độc, tự đau khổ, cô đơn, đấu đá nhau trong chính gia đình của mình.
Ở khía cạnh tâm linh, thì có thể ba mẹ bạn đã từng gieo tạo oán cừu từ nhiều đời nay sanh ra làm vợ chồng để... làm khổ nhau! Nếu đó là một trong những nguyên nhân thì bạn phải làm sao để những lời Phật dạy ngấm vào ba mẹ mình; nghĩa là phải “Phật hóa” ba mẹ bằng cách đem đạo Phật về soi sáng cho ba mẹ. Khi ba mẹ bạn biết đạo, biết nhân quả, hiểu được giá trị của tình thương yêu, biết được các phương pháp diệt trừ khổ đau trong đó có sám hối nghiệp chướng (cụ thể là oán cừu, đối nghịch như bạn kể) cố gắng dụng công sám hối hầu vượt qua oán cừu, trở thành bạn của nhau. Thât quý giá nếu làm được điều này, và nếu làm được như vậy thì công đức của bạn thật lớn lắm. Thiết nghĩ, báo hiếu mẹ cha bằng cách tạo điều kiện, cơ hội để ba mẹ biết Phật pháp, biết tu tập là đại hiếu mà Đức Phật ngợi ca. Chúc bạn thành công trong việc giúp ba mẹ nói lại truyền thông, cùng thực tập an lạc theo lời Phật dạy. Xây dựng lại hạnh phúc chi chính mình và gia đình. 
 
Tổ tư vấn (Tuổi trẻ Phật Việt số 01)

Các tin đã đăng: